Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Pháp Tu Chứng các Tầng Thiền - (I.Giới Luật)

Go down 
Tác giảThông điệp
Tịnh Tài
Admin
Admin
Tịnh Tài


Tổng số bài gửi : 397
Join date : 25/05/2008
Age : 39

Pháp Tu Chứng các Tầng Thiền - (I.Giới Luật) Empty
Bài gửiTiêu đề: Pháp Tu Chứng các Tầng Thiền - (I.Giới Luật)   Pháp Tu Chứng các Tầng Thiền - (I.Giới Luật) I_icon_minitime6/2/2010, 12:21 am

Pháp Tu Chứng các Tầng Thiền - (I.Giới Luật) Hoalinhthoai_1256534424_xLGn
Ðể tu hành được chứng đắc các tầng thiền, theo gương và lời Phật dạy trong các kinh truyền tụng cũng như các vị đạo học nhiều kinh nghiệm mà hành trì miên mật và tinh tấn không thối chuyển về cả giới luật, pháp học đúng lẫn thọ trì đúng thì thành quả tất phải đến mà thôi.

Ðể tu hành được chứng đắc các tầng thiền, theo gương và lời Phật dạy trong các kinh truyền tụng cũng như các vị đạo học nhiều kinh nghiệm mà hành trì miên mật và tinh tấn không thối chuyển về cả giới luật, pháp học đúng lẫn thọ trì đúng thì thành quả tất phải đến mà thôi. Sơ thiền là một bước khởi đầu trong sự tu chứng cần phải trải qua nhiều cố gắng không ngừng nghỉ giũ gìn giới luật nghiêm minh, đặc biệt ly dục và tránh những điều bất thiện. Phạm hạnh căn bản bước đầu tự nhìên là khó khăn lắm; ý chí tìm cầu giải thoát đợi người tu sĩ có cơ duyên nắm bắt thành tựu vĩ đại này phải có nguyện lực lớn. Theo bước chân đi của đức Thế Tôn, bất cứ người cư sĩ hay tu sĩ có đủ phạm hạnh hiểu đúng hành đúng những pháp môn Phật dạy, thì dòng tâm thức được trong sạch hóa ắt phải vượt khỏi bản ngã ác pháp vô thường ưu khổ hay tiến xa hơn nữa là giải thoát dòng bộc lưu sanh tử. Ước nguyện Phổ Nguyệt thì nhiều, mong mỏi chúng ta có đủ duyên phước để thành tựu quả vị không ngoài tầm tay chỉ e không có nguyện lực đủ lớn để kham nhẫn mà thôi.

I. GIỚI LUẬT
Theo sự trình bày Ðại Cương về Giới Luật Tu Sĩ của Hòa thượng Thích Thiện Siêu

thì phần Chỉ trì, Tác trì được tóm tắt như sau:

Giới luật thì nhiều, nhưng không ngoài hai môn: Chỉ trì và Tác trì.

1. Chỉ trì là đình chỉ, đình chỉ không làm các điều ác. Tức qui định về điều giới, đó là giới, thuộc chỉ trì.

2. Tác trì là tu thiện, tức làm các điều thiện. Tức qui định về các pháp Kiết-ma, đó là luật, thuộc Tác trì.

Riêng Giới bản của Tỷ-kheo có 250 giới, Tỷ-kheo-ni có 348 giới. Theo Nam truyền Luật tạng Tỷ-kheo có 227 điều, Tỷ-kheo-ni có 311 điều. Các giới điều tuy có khác, nhưng chỉ khác phần chi tiết, còn phần nội dung chính vẫn giống nhau, tức tu sĩ nói chung là phải không làm những điều ác, mà phải thực hiện điều thiện, đó là những phạm hạnh của người tu theo Phật giáo.

Do nhận định về “ GIỚI LUẬT - CƠ SỞ CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO”

của TT. Thích Viên Giác thì:

Nguyên tắc hành trì mà Đức Phật thiết lập cho các đệ tử khép mình vào đó để làm đình chỉ dục vọng có thể nói đó là những nguyên tắc khách quan và phổ quát. Đó là năm giới của người Phật tử :

Không giết hại,

Không trộm cắp,

Không quan hệ tình dục phi pháp (tà dâm),

Không dối gạt hại người, và

Không rượu chè say sưa.

Một nhà tri thức phương Tây nhận định : "Năm giới này cho thấy 5 hướng chính mà người Phật tử tự mình kiểm soát để hành trì (tri hành). Đó là giới thứ nhất răn người Phật tử kiềm chế nóng giận, giới thứ hai kiềm chế tham đắm vật chất, giới thứ ba kiềm chế nhục dục, giới thứ tư kiềm chế sự khiếp nhược và ác ý (nguyên nhân không chân thật) và giới thứ năm kiềm chế lòng ham muốn các sự kích thích nhơ bẩn" (Edmond - Homes - Tín điều của Đức Phật). dù Phật tử hay không là Phật tử, các nguyên tắc đạo đức này cần phải được thực hành, dù trong điều kiện thời gian hay không gian nào, nếu không muốn có hậu quả xấu. Đức Phật xác định rằng một người nếu có hành vi sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói dối và đắm say các chất gây nghiện ngập thì sẽ có một cuộc sống sợ hãi và hận thù, đồng thời cõi ác đau khổ đang chờ đợi họ; ngược lại một người (Phật tử) từ bỏ sát sanhỢ. thì cuộc sống không có sợ hãi, hận thù và cõi thiện đang chờ đợi họ. Giá trị của một người không phải được đánh giá qua tài sản, thân tướng, dòng họ, địa vịỢmà được đánh giá qua đời sống mà chuẩn mực được thể hiện qua 5 nguyên tắc đạo đức trên. Đức Phật dạy thêm rằng :"Một người mà hành vi của họ được bảo vệ bởi 5 nguyên tắc (giới) trên thì người ấy có thể thành tựu một cách nhanh chóng bốn tăng thượng tâm hiện tại lạc trú" (Tăng Chi III).

Đi sâu hơn các nguyên tắc căn bản trên, Đức Phật thiết lập 10 giới (10 điều thiện) nhằm nâng cao hơn nữa hành vi và tâm lý đạo đức của con người, 10 điều ấy được thiết lập trên cơ sở hành vi, ngôn ngữ và tâm ý.

Hành vi gồm có:

Không sát sanh,

Không trộm cắp,

Không quan hệ tình dục phi pháp.

Ngôn ngữ gồm có :

Không nói dối,

Không nói hai lưỡi,

Không nói lời độc ác,

Không nói lời phù phiếm ba hoa.

Tâm ý gồm có :

Không tham lam,

Không sân hận,

Không si mê tà kiến.

10 giời điều này thực sự bước vào lộ trình của giải thoát, đây là giới căn bản cho cả tại gia và xuất gia, khác với năm giới là bước đầu chỉ quy định trong phạm vi, hành vi và ngôn ngữ là những biểu hiện đạo đức cụ thể gây hậu quả trực tiếp, tuy vậy vẫn chưa thể hiện được nguồn gốc, động cơ bên trong. Luật pháp của xã hội cũng chỉ giới hạn ở mức độ hành vi và ngôn ngữ mà thôi. Đức Phật dạy rằng, một người thực hành 10 điều bất thiện thì cuộc sống của họ là phi đạo đức, đồng thời không đạt được mục tiêu hạnh phúc: "Này các Tỳ kheo, sát sanh, lấy của không cho, tà hành trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham lam, sân hận và tà kiến, đây gọi là phi pháp và phi mục đích" (Kinh Tăng Chi III). Ngài khuyên mọi người nên sống đúng theo 10 điều thiện, như vậy phù hợp với nguyên tắc đạo đức và quy luật của hạnh phúc.

Trong 10 điều thiện phân làm 3 lãnh vực: thân, miệng, ý - Theo Phật giáo lãnh vực tâm lý rất quan trọng, những hành vi của thân, miệng, ý, đều có động cơ từ ý thức. Những hành vi bất thiện chỉ là những biểu hiện của động lực bên trong: tham, sân hay tà kiến. Vì vậy, đạo Phật thường coi trọng tu tâm hay tu tướng, nếu lòng tham không được nhận diện và tu tập để chế ngự chúng thì tội ác sẽ phát sinh, thiện pháp sẽ tổn giảm. Đức Phật dạy: "Này các Tỳ kheo, do nhân tham, sân, si mà có sát sinh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm. Như vậy, tham là nhân duyên cho nghiệp sanh khởi, sân là nhân duyên cho nghiệp sanh khởi, si là nhân duyên cho nghiệp sanh khởi; ngược lại tham sân si đoạn diệt thì nghiệp đoạn diệt "(Kinh Tăng Chi III). Sự phát triển giới điều trong các sinh hoạt của Tăng chúng cũng chỉ khai triển sâu và rộng hơn 3 cái động lực thiện và bất thiện bên trong tâm ý này. Tham lam là gốc nhưng tham có nhiều loại : tham sắc, tham tài, tham danh, chấp ngã. Sự mở rộng giới luật chính là để tương ứng với nhiều sắc thái khác nhau của ba tâm bất thiện này. Những nguyên tắc giới luật vừa để chế ngự, đình chỉ 10 ác nghiệp nhưng đồng thời cũng để phát triển 10 thiện nghiệp, trong luật gọi tính chất hai mặt này của giới : chi trì và tác trì.

Đạo Phật chú trọng vào động cơ tâm ý, hay ý nghiệp, điều đó không có nghĩa là coi thường hành vi của thân, miệng và kết quả của đối tượng. Ví dụ giới sát :"Cố ý tự tay mình làm dứt sinh mạng con người hoặc cầm dao đưa người khác giết, hoặc khen ngợi sự chết hoặc khích lệ cho chết. Người kia vì các điều trên mà chết thì phạm tội giết người phải bị trục xuất" (Giới Tỳ kheo). Một giới nếu vi phạm phải có tác ý, hay cố ý làm căn bản nhưng để thành một hành vi phi đạo đức phải có biểu hiện thân, miệng và kết quả của đối tượng. Có trường hợp thân miệng, hành động có hậu quả cho đối tượng nhưng không cố ý, không tác ý thì không phạm tội hay tội rất nhẹ. Đó là lý do đạo đức Phật giáo thường đi sâu vào động lực tâm ý của con người. Những động lực tâm ý ấy trở thành giới luật có tác dụng phòng ngừa và làm cho con người trở nên thánh thiện.

Đối với người xuất gia, giới luật rất nhiều và chi tiết : Tỳ kheo 250 giới, Tỳ kheo Ni 348 giới, Bồ tát 48 giới, nhưng cũng chỉ phát triển từ sự đoạn trừ các động lực bất thiện của tâm ý là tham, sân và si. Nếu một người không có tham, sân, si thì đạo đức đã hoàn thiện, không còn giữ các giới điều trên làm gì. Vì vậy, đức tính của một Tỳ kheo được Đức Phật dạy bao gồm các thiện tâm mà nguồn gốc là vô tham , vô sân, vô si diễn ra như sau :"Người có tâm xấu hổ (tàm quí) sẽ đưa đến không tâm sợ hãi các tội lỗi, đưa đến không phóng dật, đưa đến biết khiêm cung, đưa đến nghe lời dạy bảo, đưa đến ưa gần người hiền, đưa đến có lòng tin vào chánh pháp, đưa đến lòng vị tha, đưa đến tinh cần trong thiện pháp, đưa đến chế ngự các dục vọng, đưa đến thiện giới được tuân thủ, đưa đến gần gũi bậc Thánh hiền, người trí tuệ, đưa đến ưa nghe pháp, đưa đến không quan tâm chỉ trích kẻ khác, đưa đến chánh niệm tỉnh giác, đưa đến tâm định tỉnh, đưa đến tác ý hợp chân lý, đưa đến không lầm theo tà đạo, đưa đến tâm tỉnh bén nhạy, tích cực, đưa đến đoạn trừ thân kiến, giới cấm thủ và nghi, đưa đến đoạn trừ tham sân si để thành tựu đạo đức hoàn toàn vô tham, vô sân, vô si". (Kinh Tăng Chi III).

Tóm lại, đaọ đức Phật giáo được xây dựng trên cơ sở giới luật và những giới luật ấy là những nguyên tắc nếu được tuân thủ sẽ đem đến hiệu quả chế ngự dục vọng bản năng, thiết lập các mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên một cách hoà điệu; xa hơn nữa, có thể tịnh hóa tâm thức thoát ly các chướng ngại và ức chế tâm lý để sống một đời sống hạnh phúc chân thật.
Về Đầu Trang Go down
https://phatphap.forum-viet.net
 
Pháp Tu Chứng các Tầng Thiền - (I.Giới Luật)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Pháp Tu Chứng các Tầng Thiền - (III.Pháp Hành)
» Pháp Tu Chứng các Tầng Thiền - (II.Pháp Học)
» Pháp Tu Chứng các Tầng Thiền - (IV.Tu Chứng)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Tông phái Phật giáo :: Thiền Tịnh song tu-
Chuyển đến