Theravada còn gọi là Phật giáo nguyên thuỷ (tiếng Phạn: Sthaviravada) hay Phật giáo Nam tông, tên quen gọi là Phật giáo Tiểu thừa. Tông phái này hình thành ngay trong thế kỷ đầu tiên sau khi Thích Ca viên tịch. Chữ Theravada có nghĩa là "lời dạy của bậc trưởng thượng", do đó nhiều sách còn gọi nhóm này là Trưởng Lão bộ. Trong kỳ kết tập kinh điển lần thứ III, hội đồng tham gia kết tập đã công nhận giáo pháp gọi là thuyết trưởng lão. Sau đó, người con trai của vua Asoka (A Dục) là Mahinda đã đem cả ba tạng kinh đến được Tích Lan. Ba tạng kinh đã được dịch sang tiếng Pali và các tạng kinh này trở thành nguồn kinh sử dụng của Theravada cho đến ngày nay. (Tiếng Pali tương tự như tiếng Phạn nhưng không phải là ngôn ngữ mà Thích Ca dùng để truyền giảng). Các bộ kinh chính của Theravada là Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya), Trung Bộ Kinh (Majjiima Nikaya), Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikaya), Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikaya), Tiểu Bộ Kinh (Khudaka Nikaya).
Tôi nghiên cứu đạo Phật Đại thừa nhiều năm, và càng nghiên cứu tôi càng thấy hầu như không có bất cứ điều gì khác nhau giữa đạo Phật Nguyên thủy và đạo Phật Đại thừa về mặt giáo lý căn bản.
Cả hai đều chấp nhận Đức Phật Thích Ca là bậc đạo sư.
Tứ Thánh Đế trong cả hai trường phái đều giống nhau.
Bát Chánh Đạo trong cả hai trường phái thì cũng tương tự .
Lý Duyên Khởi trong cả hai trường phái đều giống nhau.
Cả hai đều không chấp nhận tư tưởng về thượng đế tạo ra thế gian này.
Cả hai đều chấp nhận Tam tướng (Khổ, Vô thường, Vô ngã) và Tam vô lậu học (Giới, Định, Huệ) , không có bất kỳ sự khác biệt nào.
Đây là những giáo lý quan trọng nhất của Đức Phật và cả hai trường phái đều công nhận.
Có người cho rằng Phật giáo Nguyên thủy thì ích kỹ bởi vì dạy con người phải tìm kiếm sự cứu rỗi cá nhân. Nhưng làm sao một người ích kỹ có thể giác ngộ được? Cả hai trường phái đều chấp nhận có ba Thừa, hay ba Giác, và cũng đều công nhận lý tưởng Bồ tát là cao quí nhất
Tuy nhiên, Đại thừa đã hư cấu nhiều vị Bồ tát huyền bí. Trong khi đó, Phật giáo Nguyên thủy cho rằng Bồ tát là một con người ở giữa chúng ta, và Ngài hiến tặng trọn vẹn đời mình cho sự giác ngộ, chắc chắn sẽ trở thành vị Phật vì lợi ích của thế gian, vì hạnh phúc cho đời.
Khoảng thế kỷ thứ II sau công nguyên, chữ "đại thừa" dần dần được định nghĩa rõ ràng hơn. Ngài Long Mãng (Nagarjuna) phát huy triết học đại thừa về tánh Không và trong một bản kinh nhỏ được người ta gọi là Trung luận thuyết (Madhyamika-karika, còn gọi là Trung quán luận) chứng minh rằng vạn pháp đều rỗng không. Khoảng thế kỷ thứ IV, Vô Trước (Asanga) và Thế Thân (Vasubandhu ) sáng tác một số tác phẩm về kinh điển Đại thừa. Sau thế kỷ thứ I sau công nguyên, những nhà Đại thừa bắt đầu tạo một lập trường rõ ràng, và từ đó, họ đưa vào các danh xưng "đại thừa" và "tiểu thừa".
Có người nghĩ rằng tánh Không do ngài Long Mãng nói thì hoàn toàn là giáo lý Đại thừa. Thật ra, ngài căn cứ vào tư tưởng Vô Ngã và Lý Duyên Khởi, đã có sẵn trong kinh tạng Pàli. Một lần đại đức Ananda hỏi Đức Phật, "Người ta nói về chữ Không, vậy Không là gì? " Đức Phật trả lời, "Này Ananda, không có bản ngã cũng không có bất cứ điều gì liên quan với bản ngã trên đời này. Do đó, thế gian là vô ngã." Tư tưởng này do ngài Long Mãng đưa ra khi ông viết quyển sách "Madhyamika-karika" (Trung quán luận) nổi tiếng của mình. Trong Phật giáo Đại thừa, bên cạnh tư tưởng tánh Không còn có ý niệm "Tàng thức" vốn đã có nguồn gốc trong kinh tạng nguyên thủy. Những người Đại thừa chỉ khai triển thêm các khái niệm nầy để tạo dựng nền triết học và tâm lý học sâu thẳm.
có người cho rằng hễ mà ai ăn chay thì người đó ngoại đạo, vì Đức Phật đâu có ăn chay .
Nói như vậy,là do chúng ta quá cố chấp vào cái khuôn khổ gì đó, mà chính cái sự cố chấp đó lại là một cái hiểu sai lời Ðức Phật.
Bây giờ chúng ta xét lại, một lần Ðức Phật đi ngang qua một khu rừng, ngài mới hái một nắm lá, ngài mới hỏi các vị tỳ kheo là "nắm lá ở trong tay của Như Lai với lá ở trong rừng cái nào nhiều?" Các vị mới thưa, "Bạch Thế Tôn, lá trong rừng rất nhiều, mà lá trong tay của Thế Tôn rất ít" . Ðức Phật cũng nói vậy, "Những điều ta mà ta chứng, những điều ta biết như lá trong rừng, mà những điều ta nói như lá trong bàn tay".
Ðây là một điều mà kinh Nguyên Thủy ghi lại. Nghĩa là gì? Nghĩa là cái chân lý của vũ trụ mà Ðức Phật chứng được, thấy được, nó vô biên vô tận, còn suốt bốn mươi lăm Phật thuyết pháp nói được rất ít, rất ít.
Thì bây giờ nếu có môt người nào chấp rằng chỉ có những cái lời Phật dạy trong bốn mươi lăm năm đó là chân lý, còn ngoài ra là phi chân lý thì cái người này có còn đúng với tinh thần của Ðức Phật của đạo Phật không? .
Bây giờ mình chấp là chỉ có bao nhiêu kinh Pali đó thôi mới là chân lý, là đạo Phật, còn ai nói khác ra thì là người đó không phải là đạo Phật..
Nếu chấp như vậy thì liệu có còn đúng với lời Phật dạy không ?
Ðây là một quan điểm hết sức là hẹp hòi
. Bây giờ chúng ta thấy cái sự giác ngộ của Phật là hữu hạn hay là vô hạn?
Nếu sự giác ngộ đó là vô hạn thì cái kinh điển để mà diễn tả được thì nó hữu hạn hay vô hạn?
Cũng phải vô hạn phải không?
Do đó nghĩa là bây giờ người ta có viết thêm 50 bộ kinh nữa, 500 bộ kinh nữa, 5.000 bộ kinh nữa vẫn không thể nào diễn tả được cái sự chứng ngộ của Ðức Phật, cũng không thể nào diễn tả được hết.
Cho nên mình chấp là chỉ có bao nhiêu kinh sách mới là đạo Phật, mới là đầy đủ sự giác ngộ của đạo Phật thì là một sự hết sức hẹp hòi và thiển cận.
Các tông phái đều có liên hệ mật thiết với nhau và cùng nhắm chung
1 cái đích : Đó là sự giải thoát mà Đức Phật đã chỉ rõ
Phật Pháp là của chung không phải của riêng ai
Vì thế không ai có quyền bôi nhọ tông phái này ,chỉ trích tông phái kia
Điều cần làm nhất là đoàn kết với nhau
Sưu tầm
giúp xây dựng 1 đạo Phật ngày càng phát triển